Đề tài: Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số tại Việt Nam thông qua hình thức quan hệ đối tác công - tư
1. Tên đề tài: Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số tại Việt Nam thông qua hình thức quan hệ đối tác công - tư
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Phương Loan – Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
18/10/2021
Tổng quan về hệ thống chính sách thuế đối với ngành sản xuất rượu và đề xuất kiến nghị
Thời gian qua, chính sách quản lý đối với ngành sản xuất rượu đã có nhiều sửa đổi, chẳng hạn như quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định quảng cáo đồ uống có cồn. Cụ thể, trong vòng 15 năm qua, tại Việt Nam, ngành công nghiệp rượu vang và rượu mạnh đã chịu tác động của 5 lần thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt. Mới đây nhất, thuế suất loại này đã tăng từ 50% (năm 2015) lên 55% (năm 2016) và sau đó lên 65% (năm 2018); đồng thời, giá tính thuế cũng bị thay đổi từ giá nhập khẩu thành giá bán buôn. Ở góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, những thay đổi này được lý giải nhằm mục đích chính là hạn chế tiêu thụ để bảo vệ sức khỏe người dân và giảm thiểu những tác động xã hội tiêu cực khác từ tiêu thụ đồ uống có cồn. Tuy nhiên, xung quanh nội dung này vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, chẳng hạn: phương thức đánh thuế mà Việt Nam đang tiếp cận, kinh nghiệm của các nước; sự phù hợp của cách tiếp cận này; tác động không cân xứng cho nhóm đối tượng khác nhau không mà tác động của chính sách thuế có thể tạo ra (đặc biệt giữa ngành sản xuất rượu chính thức và thủ công); …
15/06/2021
Nhận diện kết quả, vấn đề và kiến nghị cải cách môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh ở nước ta vẫn còn nhiều rào cản, còn nhiều hạn chế về quyền tự do kinh doanh và ẩn chứa nhiều rủi ro, chưa đảm bảo an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh dịch Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, chưa được kiểm soát thì sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước còn mong manh do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn. Để tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về môi trường kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nhất là trong giai đoạn khó khăn phải thích nghi với bối cảnh dịch Covid-19, trong khuôn khổ Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện nghiên cứu “Nhận diện kết quả, vấn đề và kiến nghị cải cách môi trường kinh doanh”…
27/05/2021
Thúc đẩy phục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế sau đại dịch COVID-19: Đề xuất cho Việt Nam
Đại dịch COVID-19 kể từ đầu năm 2020 đã có những tác động bất lợi, sâu rộng, cả trực tiếp và gián tiếp đối với kinh tế toàn cầu. Đến thời điểm tháng 3/2021, đại dịch vẫn có những diễn biến hết sức khó lường, cho dù nhiều nước đã bắt đầu quá trình phổ biến vắc–xin. Quan ngại về suy giảm kinh tế, mất việc làm, v.v. do đại dịch COVID-19 gây ra đã khiến nhiều quốc gia thực thi các chính sách nới lỏng tiền tệ và triển khai các gói hỗ trợ tài khóa với quy mô chưa từng có tiền lệ. Bên cạnh tác động làm gia tăng rủi ro nợ toàn cầu và khả năng phục hồi không đều giữa các nền kinh tế, các biện pháp hỗ trợ này cũng đặt ra quan ngại về việc nhiều nước giảm sự lưu tâm đối với cải cách thể chế kinh tế.
24/05/2021
Nghiên cứu vấn đề về giới trong di cư trong nước và tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Di cư là hiện tượng xảy ra ở mọi quốc gia, là xu thế tất yếu và là động lực tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu lao động trong quá trình tái cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, di cư cũng sẽ làm tăng các nhu cầu về cơ sở hạ tầng nơi đến và nảy sinh các vấn đề xã hội, đặc biệt là đối với nữ di cư. Báo cáo “Nghiên cứu các vấn đề về giới trong di cư trong nước và tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam” tập trung vào các nội dung chính như: (i) Tổng quan các vấn đề về giới trong di cư trong nước với tái cơ cấu kinh tế; (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về di cư trong nước dưới góc độ giới; (iii) Khái quát về di cư trong nước trong quá trình tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua; (iv) Vấn đề cơ cấu lao động, thu nhập và các vấn đề xã hội của lao động di cư trong nước trong tái cơ cấu kinh tế dưới góc độ giới ở Việt Nam; (v) Hàm ý chính sách lồng ghép các yếu tố giới trong tái cơ cấu kinh tế đảm bảo quyền của phụ nữ di cư.
27/04/2021
Quyết định số 2289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030
Quyết định số 2289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030
26/02/2021
Nghiên cứu phát triển kinh tế ban đêm: kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam
Nghiên cứu phát triển kinh tế ban đêm: kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam
25/02/2021
RCEP: Cơ hội mới, bước đi mới
Nguyễn Anh Dương
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
Là Chủ tịch luân phiên ASEAN2020, Việt Nam đang nỗ lực cùng với các thành viên thực hiện một loạt các sự kiện cuối cùng bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN. Cộng đồng doanh nghiệp dành nhiều sự chú ý tới một thông tin: Các bộ trưởng đã thống nhất để có thể trình lên các nhà lãnh đạo ASEAN xem xét và quyết định việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Nếu được ký kết trong dịp này, RCEP có thể bổ sung cơ hội cho phục hồi xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế - vốn đang là một ưu tiên kinh tế quan trọng đối với Việt Nam và nhiều nước trong khu vực trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
17/11/2020
Quyết định 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1129/QD-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam
30/07/2020
Đề tài: Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2011-2020 và đề xuất kiên nghị giải pháp cho giai đoạn 2021-2025
Đề tài: Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2011-2020 và đề xuất kiên nghị giải pháp cho giai đoạn 2021-2025
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
05/06/2020