Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Hội nghị hội thảo

Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

26/05/2025 - 400 lượt xem

Chiều ngày 23/05, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Việc lấy ý kiến cho Dự thảo nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cấp chính quyền; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức được tiến hành dân chủ, hoa học, công khai, minh bạch, thực chất, bảo đảm tiến độ, chất lượng. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Viện cùng toàn thể các toàn thể viên chức, người lao động.

TS. Trần Thị Hồng Minh, Bí thư Đảng uỷ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược

Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS. Trần Thị Hồng Minh, Bí thư Đảng uỷ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược chia sẻ: Khi Đảng và Nhà nước triển khai chủ trương tinh gọn bộ máy chính trị từ Trung ương đến địa phương, một thách thức lớn đặt ra là cần phải sửa đổi, bổ sung hàng loạt văn bản pháp lý, từ các thông tư, nghị định đến luật và đặc biệt là Hiến pháp. Ngày 05/05, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết số 194 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, tập trung vào các nội dung cốt lõi nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Đồng thời, Quốc hội cũng đã thành lập Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp để tổ chức triển khai nhiệm vụ này. Trong suốt tháng qua, từ góc độ của Đảng viên hai chiều đến góc độ của một công dân, các cán bộ đã tích cực đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thể hiện tinh thần trách nhiệm và sự tham gia chủ động vào công cuộc đổi mới đất nước.

Toàn cảnh Hội nghị

Dự thảo sửa đổi, bổ sung 8 Điều của Hiến pháp, trong đó, tập trung vào hai nội dung chính: nội dung liên quan đến Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội; nội dung liên quan đến đơn vị hành chính. Các nội dung dự kiến sửa đổi, gắn liền với việc tiếp tục triển khai việc đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, thống nhất về chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tích cực thảo luận, phân tích các nội dung, đóng góp ý kiến, đề xuất kiến nghị và tiến hành biểu quyết từng vấn đề cụ thể nhằm đảm bảo việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đạt được kết quả cao nhất.

 

Nguồn Phòng Hành chính

 


Tin tức khác