17/12/2013 - 7003 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài: Quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước: Thực trạng và giải pháp
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thành Tâm - Ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là làm rõ thực trạng và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục để cải thiện quản trị công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước; xác định các nguyên tắc, nội dung và các giải pháp cần đề xuất, xây dựng và thể chế hoá trong “Quy chế quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung về quản trị công ty, quản trị DNNN và quản trị công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu về quản trị công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước trên địa bàn toàn quốc.
+ Về thời gian: Từ năm 2001 đến nay (từ khi ban hàng Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX về đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả DNNN).
- Về nội dung: Những nội dung liên quan về quản trị công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp: thu thập và tổng hợp các tài liệu phân tích thống kê, các tài liệu sẵn có về thực trạng quản trị công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước trong thời gian qua tại Việt Nam cũng như các kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này.
- Phương pháp so sánh: đánh giá những điểm được, tồn tại và hạn chế của quản trị công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước trên cơ sở so sánh với các nguyên tắc về quản trị DNNN theo khuyến cáo của OECD.
- Phương pháp chuyên gia: gặp gỡ, thảo luận để lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực DNNN, quản trị DNNN và quản trị công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước.
- Phương pháp khảo sát: tiến hành khảo sát thực tế và làm việc nhóm nhằm thu thập ý kiến đánh giá của những đối tượng tham gia trực tiếp và có liên quan đến quản trị công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước.
- Phương pháp phân tích SWOT: phân tích đánh giá các đề xuất về đổi mới quản trị công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước (ưu điểm, nhược điểm, cơ hội, thách thức, khó khăn), từ đó có những biện pháp điều chỉnh để thực hiện thành công các đề xuất.
6. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài được kết cấu như sau:
Mở đầu
Chương I: Một số vấn đề lý luận về quản trị công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước.
Chương II: Thực trạng quản trị công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước ở Việt Nam thời gian qua.
Chương III: Đề xuất các nội dung quản trị công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước
Kết luận
7. Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu năm: 2013
8. Báo cáo của Đề tài được lưu tại: Thư viện của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương./.
Ngày 23/4/2025, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, chiến lược Trung ương) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn Nhịp ...
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...