28/05/2020 - 6191 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài: “Thể chế liên kết vùng kinh tế- xã hội ở Việt Nam: lý luận, thực trạng và định hướng giải pháp đến năm 2030”
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: CN. Đỗ Thị Lê Mai, Ban Nghiên cứu Tổng hợp
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát của đề tài: Đề tài sẽ đề xuất những giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể của đề tài: (i) Tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến thể chế liên kết vùng; (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển và đang phát triển về thể chế liên kết vùng và rút ra bài học cho Việt Nam; (iii) Phân tích và đánh giá thực trạng thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong thời gian qua; (iv) Phân tích bối cảnh mới và những yêu cầu đặt ra đối với thể chế liên kết vùng trong thời gian tới; (v) Đề xuất tiếp tục hoàn thiện thể chế liên kết vùng tại Việt Nam đến năm 2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: 06 vùng kinh tế - xã hội và thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về không gian: (i) đề tài xem xét kinh nghiệm quốc tế của một số quốc gia trên thế giới về thể chế liên kết vùng; và (ii) 6 vùng kinh tế - xã hội.
- Về thời gian: phần phân tích thực trạng liên kết vùng và thể chế liên kết vùng ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay và đề xuất hoàn thiện thể chế liên kết vùng đến năm 2030.
- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thể chế liên kết nội vùng kinh tế - xã hội (tức là liên kết giữa các địa phương trong vùng), cụ thể là: (i) hệ thống quy định pháp luật, các cơ chế, chính sách về liên kết vùng bao gồm cả liên kết bắt buộc và liên kết tự nguyện; (ii) các chủ thể có liên quan tham gia vào liên kết (gồm bộ máy điều phối liên kết vùng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc khu vực nhà nước và ngoài nhà nước); và (iii) Cách thức/công cụ, cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng (chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy liên kết vùng).
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận được sử dụng trong đề tài: (i) Cách tiếp cận từ lý thuyết về lợi ích; (ii) Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp; (iii) Tiếp cận theo khung cấu phần của thể chế, cụ thể là: (i) hệ thống quy định pháp luật, các cơ chế, chính sách về liên kết vùng (còn được hiểu là “luật chơi”); (ii) các chủ thể có liên quan tham gia vào liên kết (hay “người chơi”); và (iii) cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng (“sân chơi”)
Phương pháp nghiên cứu: (i) Nghiên cứu tại bàn: rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về liên kết các địa phương trong vùng, phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có sẵn (trong và ngoài nước) về lý luận và thực tiễn thể chế liên kết vùng; (ii) Phương pháp tham vấn chuyên gia thông qua Hội thảo khoa học
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế liên quan đến thể chế liên kết vùng.
Chương 2. Thực trạng thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Chương 3: Một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Ngày 23/4/2025, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, chiến lược Trung ương) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn Nhịp ...
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...