18/08/2020 - 3493 lượt xem
Trong các ngày 12/8, 13/8 và 17/8/2020, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS. Trần Thị Hồng Minh đã tọa đàm và làm việc với Lãnh đạo Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Trưởng Đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Đại sứ Ấn Độ.
Tọa đàm trực tuyến của ERIA về “Tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 với các nước ASEAN” có sự tham gia của hơn 300 chuyên gia, cán bộ nghiên cứu. Cùng tham dự Tọa đàm với TS. Trần Thị Hồng Minh có ông Adrian S. Cristobal Jr., Chủ tịch Hội đồng điều hành ERIA, ông Koji Hachiyama, Giám đốc điều hành ERIA, Đại sứ Barry Desker, thành viên Hội đồng điều hành ERIA, và TS. Lili Yan Ing, Cố vấn trưởng ERIA.
Hình ảnh buổi tọa đàm trực tuyến
Tại buổi Tọa đàm, TS. Minh đã chia sẻ các quan điểm của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19, trong đó nhấn mạnh đến các chính sách của Chính phủ nhằm thực hiện "mục tiêu kép" – phòng chống đại dịch COVID-19 và đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc kiểm soát diễn biến dịch COVID-19, việc thực thi các chính sách đã được tiến hành chặt chẽ, cùng với việc cập nhật và đánh giá các kịch bản tăng trưởng gắn với diễn biến của COVID-19. Nhìn nhận về hậu quả của đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn nhiều hoạt động kinh tế, đặc biệt là du lịch, thương mại, bán lẻ, vận tải, v.v., TS. Minh cũng chỉ ra một số cơ hội mới cho Việt Nam, như sự chuyển dịch một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu, kéo theo dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam; đổi mới, phát triển nền kinh tế kỹ thuật số và các mô hình kinh tế mới ở Việt Nam; cơ hội để nâng cao vai trò trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực và các mối quan hệ song phương và đa phương trong việc chống đại dịch COVID-19. Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức như: diễn biến của đại dịch vẫn khó lường, nền kinh tế Việt Nam dễ bị tác động do có độ mở cửa cao; khó khăn trong việc sàng lọc các dự án FDI và các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn ở giai đoạn thấp trong chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế v.v đồng thời là những nỗ lực tổng thể của Việt Nam nhằm tiến lên phía trước; tiếp tục thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, nâng cao năng lực phân tích và dự báo kinh tế liên quan đến đại dịch COVID-19. Trong phần thảo luận, TS. Minh cũng chia sẻ thêm những kinh nghiệm về thúc đẩy chuyển đổi số ở Việt Nam, và việc tháo gỡ các rào cản để doanh nghiệp, người dân tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ.
Tại buổi làm việc với Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen ngày 13/8/2020, TS. Trần Thị Hồng Minh đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của UNDP với CIEM trong những năm qua. Đề cập tới những tham mưu chính sách của CIEM cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh ứng phó với đại dịch COVID-19 trong giai đoạn hiện nay, CIEM dành nhiều sự quan tâm và nghiên cứu về tái cấu trúc nền kinh tế cho giai đoạn 10 năm tới và nghiên cứu về các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, kinh tế tuần hoàn cũng như các nội dung liên quan tới đổi mới sáng tạo, chuyển đổi sang nền kinh tế số.
Bày tỏ sự quan tâm đến hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa hai bên, Phó Viện trưởng CIEM, ông Nguyễn Hoa Cương điểm lại nhiều chương trình, hoạt động UNDP đã hỗ trợ CIEM mang lại các đóng góp quan trọng vào cải cách trên một số lĩnh vực như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, giảm chi phí kinh doanh, phát triển khu vực tư nhân v.v. và gần đây ngày 3/7/2020, UNDP đã phối hợp cùng CIEM tổ chức hội thảo “Chính sách đổi mới sáng tạo bao trùm của Việt Nam: chiến lược thiết kế và thực thi chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giai đoạn phát triển tiếp theo”. Tiếp nối những thành công trong hợp tác nghiên cứu, ông Cương cũng đề xuất một số nội dung có thể hợp tác với UNDP liên quan tới đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nhỏ và vừa hay khuyến khích sự tham gia của nông dân (phụ nữ) trong các chuỗi giá trị nông nghiệp v.v.
Bà Caitlin Wiesen đánh giá cao hoạt động nghiên cứu của CIEM với vai trò tham mưu cho MPI, Chính phủ Việt Nam cũng như quá trình hợp tác giữa CIEM và UNDP; bày tỏ sự quan tâm đến các chính sách kinh tế nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19 của Việt Nam và các chủ đề nghiên cứu tiềm năng mà CIEM và UNDP có thể phối hợp và duy trì quan hệ hợp tác trong tương lai.
Tọa đàm giữa CIEM và UNDP
Tại buổi làm việc với Đại sứ quán Ấn Độ, dẫn đầu là Đại sứ Pranay Verma ngày 17/8/2020, TS. Trần Thị Hồng Minh đã trao đổi một số vấn đề liên quan tới các chính sách kinh tế và kinh nghiệm của Việt Nam nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19; bày tỏ sự tin tưởng vào tiềm năng hợp tác giữa hai quốc gia, một số vấn đề liên quan tới hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, đã chia sẻ một số nội dung mà Việt Nam và Ấn Độ cùng quan tâm. Một số nội dung cụ thể bao gồm triển vọng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), kết quả thực hiện Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ, xu hướng dịch chuyển chuỗi giá trị và khả năng hợp tác giữa Việt Nam - Ấn Độ, yêu cầu phát triển bền vững gắn với SDG, và định hướng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế trong bối cảnh hậu COVID-19. Ông Dương cũng giới thiệu một số nghiên cứu mà CIEM đang tiến hành, đặc biệt là nghiên cứu về phát triển kinh tế số, trong đó CIEM đang tham khảo kinh nghiệm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong ngành y tế của Ấn Độ, v.v.
Đại sứ Verma đánh giá cao vai trò tham mưu chính sách của CIEM, chia sẻ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Ấn Độ, các chính sách của Ấn Độ nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19, khái quát các hoạt động hợp tác và hội nhập kinh tế của Ấn Độ trong thời gian vừa qua. Đại sứ Verma cũng nêu lên một số nội dung mà Việt Nam và Ấn Độ có thể hợp tác, đồng thời đề xuất một số lĩnh vực cụ thể để cùng nghiên cứu khả năng hợp tác với CIEM trong thời gian tới.
TS. Minh cảm ơn những chia sẻ về tình hình phát triển và hợp tác kinh tế của Đại sứ Ấn Độ, tin tưởng vào lịch sử và triển vọng hợp tác giữa hai quốc gia cũng như quan hệ hợp tác giữa CIEM và Đại sứ quán Ấn Độ trong thời gian tới, cụ thể trên một số lĩnh vực hai bên đã trao đổi liên quan tới phát triển bền vững, quản lý nguồn tài nguyên nước, đầu tư nước ngoài, dịch vụ và chuyển đổi số v.v.
Tọa đàm giữa CIEM và Đại sứ quán Ấn Độ
Nguồn: Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu
Ngày 23/4/2025, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, chiến lược Trung ương) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn Nhịp ...
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...